8 Đặc điểm khác nhau Rockwool và Glasswool
Rockwool và Glasswool là 2 vật liệu cách âm, cách nhiệt, cách điện phổ biến trong thi công các công trình ở Việt Nam. Cả 2 đều có những ưu điểm nhất định trong cách điện cách nhiệt và giá trị sử dụng khá lớn.
Tuy nhiên, do yêu cầu sử dụng khác nhau của các công trình cũng như điều kiện khác nhau của các gia đình nên có lựa chọn sản phẩm riêng để phù hợp cho công trình và dự án.
Mỗi sản phẩm đều có ưu nhược điểm và các đặc tính riêng. Nên hôm nay hãy cùng phân tích, so sánh sự hai sản phẩm này nhé!
1. Rockwool
Rockwool là vật liệu cách âm, cách nhiệt phổ biến được sử dụng trong các công trình. Len bông khoáng được sản xuất từ các loại đá núi lửa như đá bazan, đá dolomite. Đây là các loại đá khá phổ biến ngoài tự nhiên nên nguồn cung khá dồi dào.
Len bông khoáng không phải và vật liệu tái chế. Quy trình sản xuất len bông khoáng gồm chuẩn bị nguyên liệu là các loại đá cần thiết rồi nghiền ra rồi đưa vào bể trộn. Sau khi trộn xong hỗn hợp bột được đưa vào lò nung nhiệt độ cao (khoảng 1500 độ C) và được nung chảy thành chất lỏng.
Sau đó chất lỏng được hòa trộn cùng các hóa chất chuyên dùng rồi phun thành sợi len đá mỏng. Sau đó các sợi len đá này được thu gom và mang đến máy ép, ép thành khối rồi cắt ra tùy mục đích sử dụng rồi được cuộn lại mang vào kho cất giữ.
2. Glasswool
Glasswool là vật liệu cách âm cách âm cách nhiệt được sử phổ biến được sản xuất từ thủy tinh tự nhiên và tái chế.
Bông thủy tinh có thể được sản xuất từ thủy tinh tái chế như kính xe, chai thủy tinh, kính cửa sổ,… Các nguyên liệu thủy tinh được nghiền nhỏ hòa trộn và nung chảy ở nhiệt độ khoảng 1450 độ C và sau đó quay với tốc độ cao để tạo ra các sợi thủy tinh. Các sợi thủy tinh sau đó cũng được thu gom và mang đi ép thành khối, thành tấm tùy mục đích sử dụng.
3. So sánh Rockwool và Glasswool
Để biết sản phẩm nào tốt hơn cho các công trình, các dự án ta sẽ so sánh qua các phương diện khác nhau của cả 2 sản phẩm.
3.1 Khả năng cách âm
Đây là chỉ số được ưu tiên mang lên bàn cân đầu tiên vì đây là 2 sản phẩm cách âm tốt và thường được ứng dụng vào sản xuất panel cách âm.
Khi so về khả năng cách âm thì Rockwool được đánh giá cao hơn bông thủy tinh. Nguyên nhân là do mật độ các sợi của len bông khoáng dày đặc hơn Glasswool rất nhiều nên ít cho âm thanh đi qua.
Vì thế Rockwool được ứng dụng làm sản phẩm cách âm phổ biến hơn.
3.2 Khả năng cách nhiệt
Đây cũng là một đặc điểm vô cùng quan trọng của cả 2 sản phẩm này. Khả năng cách nhiệt còn gọi là khả năng chống truyền nhiệt hay chỉ số chống truyền nhiệt. Hệ số chống truyền nhiệt của Rockwool khoảng 3.0-3.3 và cao hơn Glasswool (2.2-2.7).
Điều này có nghĩa là khả năng ngăn ngừa mất nhiệt qua Rockwool tốt hơn Glasswool.
Vì thế nên Rockwool được ứng dụng phổ biến hơn trong làm tường kho lạnh hay trần nhà ngăn nhiệt.
3.3 Khả năng chống cháy
Tuy cả hai vật liệu này đều không thể cháy tuy nhiên khả năng chống cháy của Rockwool tốt hơn nhiều so Glasswool.
Khả năng chống cháy của Rockwool tốt đến nổi nó được ứng dụng làm vật liệu chống lửa rất phổ biến.
3.4 Khả năng chịu nén
Đây là một chỉ số quan trọng vì đây chỉ số được quan tâm rất nhiều trong các công trình lớn đặc biệt là các công trình cao tầng.
So về điểm này, Rockwool một lần nữa lại tốt hơn với chỉ số chịu lực lên đến 200kg với mỗi mét khối cao hơn nhiều so với Glasswool với chỉ 110kg. Với khả năng này len bông khoáng được ứng rộng rãi trong các công trình đặc biệt là mái bằng.
3.5 Khả năng chống ẩm
Xét về mắt chống ẩm, Rockwool là sản phẩm chống ẩm tốt hơn do các sợi bông khoáng không thấm nước, không chứa ẩm nên không có nấm mốc và vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó, Glasswool lại thấm nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại.
=> nên nếu bạn chọn một sản phẩm chống ẩm cho công trình của mình thì len bông khoáng (Rockwool) sẽ là lựa chọn tốt hơn.
3.6 Khả năng phục hồi sau khi nén khí
Thường khi vận chuyển người ta thường đựng các vật liệu trong bao nhựa và xếp chồng lên nhau. Vì thế nên dễ gây ra hiện tượng bông bị nén lại co lại, Glasswool có khả năng phục hồi lại hình dáng cũ khá tốt khi bị nén trong trong túi nhựa nên dễ vận chuyển và để lâu hơn.
Mặc khác Rockwool khó có thể phục hồi lại hình dạng ban đầu khi bị nén nên không thích hợp để các vật liệu khác chồng lên khi vận chuyển.
3.7 Về thuận tiện cho việc thi công
Nếu xét về việc thi công cách nhiệt cách âm thì Rockwool lại nhỉnh hơn so với người đồng nghiệp của mình ở khoảng lắp đặt thuận tiện. Rockwool dễ dàng xử lý hơn so với những thao tác cắt gọt cho vừa với diện tích không gian cần lắp đặt.
Mặc dù có khối lượng nặng hơn so với Glasswool nhưng đặc điểm dễ xử lý lắp đặt hơn lại giúp Rockwool được sử dụng rộng rãi hơn. Ngược lại tuy nhẹ hơn nhưng do bề mặt có hơi không mịn và khó cắt gọt hơn nên Glasswool lép vế hơn. Hơn nữa khi cắt Glasswool tạo ra rất nhiều bụi dễ gây kích ứng da khi chạm vào nên cần người có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm.
3.8 Về phần chi phí
Nếu bạn có tiềm lực về kinh tế tốt thì Rockwool sẽ hiệu quả hơn cho bạn. Nhưng nếu tài chính của bạn có hạn hoặc bạn muốn tiết kiệm chi phí cho các hạng mục khác thì Glasswool lại là lựa chọn tốt hơn.
Trên thị trường Glasswool có giá rẻ hơn khoảng 10% so với Rockwool. Nếu bạn muốn chi phí nhẹ thì có thể trang bị Glasswool cách nhiệt vẫn hiệu quả.
Vật liệu sẽ tốt hơn nếu phù hợp với tiêu chí của người dùng nên khi lựa chọn cần cân nhắc các yêu cầu trên công trình mà chọn lựa sản phẩm cho phù hợp.
Bên trên là 8 sự khác nhau giữ Rockwool và Glasswool giúp bạn phân biệt và lựa chọn đúng sản và như cẩu của mình. Hi vọng bài viết này Govietpro.com đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về hai loại sản phẩm trên mọi thắc mắc hay cần thêm thông tin vui lòng truy cập Gỗ Việt để biết thêm chi tiết.
source https://govietpro.com/so-sanh-rockwool-va-glasswool/
Đăng nhận xét
0 Nhận xét